Thay Đổi Thói Quen Hằng Ngày để Làm Việc Năng Suất Hơn

Trong tất cả những quyển sách nghiên cứu về năng suất làm việc, cùng đưa ra một lời khuyên rằng thay đổi thói quen hằng ngày là điều quan trọng bạn nên làm.

Nhìn chung, những người đạt thành tích cao đều tuân thủ theo một thói quen hằng ngày. Ludwig Van Beethoven thức dậy uống cafe vào lúc 6g sáng.. Benjamin Franklin thức dậy vào lúc bình minh và lập danh sách những việc ông muốn hoàn thành vào ngày hôm đó.

Nhưng những lầm tưởng về năng suất cá nhân này thật sự như thế nào? 

Chẳng hạn, dậy sớm dường như không phải là một nguyên tắc thành công. Pablo Picasso là một trong những họa sĩ làm việc hiệu quả nhất mọi thời đại. Ông được cho là ngủ đến 11 giờ sáng mỗi ngày. Wolfgang Amadeus Mozart hầu như không ngủ. Ông dành nhiều thời gian cho việc giáo dục học sinh hơn những sáng tác của mình.

Những người thành công thường có ít thói quen chung. Họ đã xây dựng một thói quen có hiệu quả đối với bản thân. Cách duy nhất để tìm ra những gì phù hợp với bạn là thay đổi những thói quen hằng ngày.

Lợi ích của việc tạo ra một sự thay đổi nhỏ trong thói quen hằng ngày

Vấn đề không nằm ở việc thay đổi cách chúng ta làm mọi thứ. Chúng ta hầu như đều cho rằng việc thay đổi thói quen hàng ngày thực sự khó khăn. Nếu ly cà phê buổi sáng quyết định đến sự tỉnh táo, khi thiếu nó sẽ khiến bạn mất tập trung. Nếu bạn có thói quen uống nước buổi sáng để cung cấp đủ nước cho cơ thể, việc ngừng nó sẽ chỉ khiến bạn bị mất nước. Điều này là không khả thi.

Mất tập trung khi làm việc cũng là điều cần quan tâm. Theo một nghiên cứu đã chỉ ra, sự mất tập trung có thể lấy đi trung bình khoảng 23 phút để hồi phục và có thể khiến chúng ta mắc lỗi nhiều gấp đôi. Nhưng mất tập trung sẽ thế nào nếu điều đó không phải là trở ngại? Điều đó sẽ là cơ hội để chúng ta học hỏi.

Tác giả Charles Duhigg của Smarter Better Faster khuyên bạn nên thử nghiệm các thói quen khác nhau cho đến khi bạn tìm thấy cách phù hợp nhất với mình. Ông nhấn mạnh sự cần thiết của việc tự thưởng cho bản thân với những thói quen mang lại hiệu quả: Hãy đưa ra các cách khen thưởng khác nhau, điều này sẽ giúp bạn tìm ra thói quen nào đang thúc đẩy hành vi của bạn. Có thể mất vài ngày, một tuần hoặc thậm chí lâu hơn. Bạn không nên ép buộc bản thân phải thực hiện sự thay đổi đó lặp lại thường xuyên. Hãy xem bản thân mình là một nhà khoa học đang thu thập dữ liệu. Và xem đây là một sự thay đổi bình thường.

Tuy nhiên, Duhigg đưa ra vấn đề này trong việc xác định tại sao thói quen xấu được hình thành.

Ví dụ: Nếu bạn muốn bỏ thói quen ăn bánh quy lúc 9:20 sáng, bạn sẽ cần đưa ra những phần thưởng thay thế cho điều này. Thử nghiệm với những lần thay đổi thường xuyên có thể giúp bạn trở nên năng suất hơn. Bạn có thể nhận ra những phần thưởng thường xuyên mang lại cho bạn nhiều năng lượng hơn trong suốt cả ngày bằng cách tìm những hành động lành mạnh hơn. Duhigg ủng hộ sự thay đổi thường xuyên dưới mục đích khám phá bản thân. Bạn có thể không thành công ngay lập tức. Tuy nhiên, đó không phải là mục đích chính. Mục đích là phát triển những thói quen lâu dài. Chúng sẽ cung cấp cho bạn năng lượng để làm việc hiệu quả hơn mỗi ngày.

Phương pháp tiếp cận “Chỉ từ 1%”

“Thay đổi là để cải thiện, thay đổi thường xuyên giúp bạn trở nên hoàn hảo hơn.”

-Winston Churchill.

Không phải sự thay đổi nào cũng sẽ đảo lộn cuộc sống của bạn. Chỉ cần thay đổi 1% thói quen của bạn tại một thời điểm. Điều này có thể mang lại tác động đáng kể đến thói quen lâu dài của bạn. Và bạn thậm chí có thể không nhận ra điều đó khi sự thay đổi được hình thành. Hãy thay đổi những điều bạn cho là nhỏ nhất theo như trong cuốn sách “thay đổi tí hon hiệu quả bất ngờ” của tác giả James Clear từng đề cập đến.

Để minh họa cách thức hoạt động, Clear kể câu chuyện về Dave Brailsford, một huấn luyện viên đua xe đạp người Anh, người được thuê để mang lại thành công cho đội đua xe đạp Anh. 

Brailsford không phải là người được tìm kiếm để thay đổi cục diện tức thì. Anh ấy đã mang đến một cách làm việc đơn giản hơn nhiều. Thay đổi những điều nhỏ theo thời gian. những thay đổi đó sẽ kết hợp với nhau giúp bộ môn đua xe đạp của Anh thực sự trở thành một điều gì đó đặc biệt. Một số thay đổi nhỏ đến mức buồn cười. Anh đã thay đổi ghế ngồi trên xe đạp để cảm thấy thoải mái hơn. Anh cho chà xát vỏ xe với cồn để cải thiện độ bám đường.

Những thay đổi khác dường như không liên quan đến việc đạp xe như thử nghiệm các loại gel xoa bóp để xem loại nào giúp vận động viên của anh phục hồi nhanh nhất. Anh cho sơn bên trong chiếc xe tải chở hàng là màu trắng để cải thiện khả năng nhận biết và dễ dàng vệ sinh. Anh đã nhờ các chuyên gia tư vấn y tế đến dạy những người đi xe đạp cách rửa tay hiệu quả hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh. Đây không phải là nội dung của những bộ phim thể thao truyền cảm hứng. Tuy nhiên, chỉ trong vài năm sau đó, đội đua xe đạp của Anh đã thống trị các sự kiện Olympic và lập kỷ lục thế giới.

Không có một sự thay đổi nào lên các thói quen của những người đi xe đạp ở Anh. Sau một vài năm, những thay đổi nhỏ này đã trở thành thói quen lâu dài với các vận động viên. Cách thay đổi của Brailsford đã đạt hiệu quả. Như Clear đã nói: “Theo thời gian, những cải tiến nhỏ cộng lại và bạn đột nhiên nhận thấy một khoảng cách rất lớn giữa những người đưa ra quyết định hằng ngày tốt hơn một chút và những người không đưa ra quyết định.”

Tránh làm mọi việc vì “Đó là cách mọi thứ được hoàn thành”

Có một lý do khác làm thay đổi thói quen hàng ngày sẽ khiến bạn làm việc hiệu quả hơn. Đôi khi, cần loại bỏ những yếu tố gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của bạn.

Một sự thay đổi trong văn hóa công ty đã khiến Amazon trở nên nổi tiếng. Nó được mệnh danh là “quy tắc hai chiếc bánh pizza.” Quy tắc dựa trên một nguyên lý đơn giản: nếu một cuộc họp yêu cầu nhiều hơn hai chiếc bánh pizza để cung cấp cho tất cả mọi người tham dự, thì lượng người tham gia sẽ rất lớn. Và nếu một cuộc họp có quá nhiều người tham dự, thì chất lượng cuộc họp sẽ giảm sút.

Đây không phải là một lựa chọn phức tạp. Theo Inc., những cuộc họp như thế này có thể khiến người lao động mất hơn một tuần làm việc. Chúng có thể lấy đi của mọi người hơn tám tiếng làm việc hiệu quả.

Nếu bạn thường xuyên tham gia các cuộc họp quá lớn, không phải ai cũng có thể đóng góp ý kiến, thì bạn thực sự đang tham gia một cuộc họp hay đang lãng phí thời gian? Khi bạn phát hiện ra một công việc được cho là “công việc cần thiết” đang làm cản trở hiệu quả công việc hằng ngày. chúng ta cần loại bỏ điều đó ngay lặp tức.

Vấn đề là quá nhiều người trong chúng ta bám vào những thói quen của bản thân với sự ràng buộc gần như không cần thiết. Điều này có thể là do sự sai lầm về mối quan hệ nhân-quả: chúng ta nghĩ rằng thói quen hiện tại đã mang lại cho chúng ta thành công, cho nên nó là điều hiển nhiên. Do đó, chúng ta do dự không thể loại bỏ những khía cạnh kém hiệu quả của thói quen này. Và rồi chúng ta tự an ủi bản thân rằng: thói quen đó có thể không giúp ích, nhưng nó đã giúp bản thân phát triển. Nên bắt buộc vẫn phải thực hiện.

Đừng mắc phải sai lầm đó! Nếu bạn có thể học cách tập những thói quen mới, bạn có thể làm cho mình hiệu quả hơn chứ không phải bớt đi hiệu quả đang có.

Nhưng quy tắc hai chiếc bánh pizza chỉ là một ví dụ điển hình về cách thực hiện. Dưới đây là một số cách khác để loại bỏ của một thói quen xấu không mang lại hiệu quả:

  • Ngừng đa nhiệm. Thay vào đó, hãy làm từng việc một. Mặc dù có vẻ hữu ích khi thử hai việc cùng một lúc, nhưng Cleveland Clinic chỉ ra rằng chỉ có khoảng 3% số người có thể làm như vậy một cách hiệu quả. Về tổng thể, bạn sẽ hoàn thành được nhiều việc hơn nếu bạn có thể tập trung vào một nhiệm vụ tại một thời điểm trong thời gian nhất định.
  • Bắt đầu ủy thác. Trong cuốn “Hoàn thành mọi việc không hề khó”, tác giả David Allen lập luận rằng thực sự chỉ có một số lựa chọn bạn có thể thực hiện với một nhiệm vụ nhất định. Chắc chắn là bạn có thể làm chúng. Bạn cũng có thể chọn hoãn chúng lại. Nhưng có một lựa chọn thứ ba: giao nhiệm vụ cho người khác, giúp giải phóng thời gian của bạn trong khi vẫn hoàn thành công việc.
  • Thời gian được cắt giảm một nửa. Bạn không cần phải hủy những cuộc họp được cho là tốn thời gian. Có thể bạn không cần phải dừng cuộc gọi Zoom với các khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, bạn có thể cắt giảm bớt được không? Trong tuần tới, hãy xem liệu các cuộc gọi 30 phút đầu tiên nó có còn hiệu quả hay không nếu bạn chỉ gọi cho họ 15 phút. Lúc này bạn sẽ nhận ra rằng, bản thân đã tốn thời gian cho những việc không quá cần thiết.

Đừng sợ sự thay đổi

Cách Thay Đổi Thói Quen Hằng Ngày Giúp Bạn Làm Việc Năng Suất Hơn

Không có gì gọi là sai khi bạn bắt đầu tạo ra thay đổi nhỏ ngay lúc này. Sự mất tập trung có thể cản trở một thói quen hiệu quả được hình thành. Trên thực tế, các quy trình tốt nhất có các phương pháp giúp giảm thiểu sự mất tập trung xuống thấp nhất.

Mặt khác, sự thay đổi có thể mang lại cơ hội học tập. Nếu bạn không bao giờ dành thời gian cho một chút thay đổi nhỏ trong cuộc sống. Bạn có thể không bao giờ biết liệu thói quen của bạn có thể tốt hơn hay không.

Hãy thử nghiệm nhiều khía cạnh khác nhau trong việc tạo dựng thói quen để tìm hiểu xem điều đó có thực sự phù hợp với bạn hay không. Sẽ tốt hơn nếu bạn tạo ra các công việc vào buổi sáng, khi bạn có nhiều năng lượng nhất? Thay đổi đơn giản đó có vẻ nhỏ, nhưng nó có khả năng thay đổi cuộc sống của bạn.

Sự thay đổi là một điều tốt – nếu bạn làm việc đó là vì bạn. Lần tới khi bạn cân nhắc thực hiện thay đổi, hãy làm điều đó với mục tiêu hoàn thiện bản thân hơn. Bạn sẽ không bao giờ biết được điều gì sẽ xảy ra trong khoảnh khắc bạn tìm ra thói quen mới.

Xem thêm: Văn hóa cảm ơn nơi làm việc

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hoàng Nam Công
Hoàng Nam Công
1 năm trước

Quá hay

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x