Ba Bước Để Quản Lý, Tạo Động Lực Và Hỗ Trợ Nhân Viên Có Hiệu Suất Kém

Tictop. Bạn là người lãnh đạo, và nhóm của bạn đang hoạt động tốt, dẫn đầu trong mọi công việc. Mọi người trong nhóm đều biết họ cần làm gì và hoàn thành tốt công việc đó mà không cần đến sự chỉ đạo hay hỗ trợ từ phía bạn.

Ba Bước Để Quản Lý, Tạo Động Lực Và Hỗ Trợ Nhân Viên Có Hiệu Suất Kém

Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có được một đội nhóm tốt. Bạn sẽ gặp khó khăn khi chỉ đạo các thành viên trong nhóm, và sẽ có trường hợp có người làm việc yếu kém. Điều này không chỉ khiến công việc rơi vào tình trạng trì trệ mà còn kéo theo tinh thần của toàn đội cũng bị ảnh hưởng. Khi những người có thành tích cao trong nhóm cũng bị đánh giá thấp, việc họ trở nên thất vọng là điều tất yếu xảy ra. Vậy làm sao để giải quyết vấn đề trên? Dưới đây là 3 cách thức để quản lý, tạo động lực và hỗ trợ nhân viên hiệu quả nhất.

Bước 1: Tạo sự đồng cảm giữa bạn và nhân viên

Không giữ bí mật về vấn đề nhân viên làm việc kém hiệu quả. Vì căn bản cả nhóm của bạn đều biết và hiểu rõ năng lực của từng người trong nhóm. Với cương vị là trưởng nhóm chắc chắn bạn sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu với thái độ làm việc của nhân viên.

Tạo sự đồng cảm giữa bạn và nhân viên
Tuy nhiên bạn hãy giữ bình tĩnh. Mỗi người đều có cuộc sống cá nhân, đây là yếu tố tác động lên hiệu suất công việc của họ. Hãy cùng xem xét lại cuộc sống cá nhân của từng nhân viên trong những năm gần đây, để tìm ra vấn đề nằm ở đâu. Sau đây là một vài ví dụ:
  • Một cuộc khảo sát cho thấy rằng 55% nhân viên gặp vấn đề về sức khỏe khi bùng nổ đại dịch toàn cầu.
  • 41% nhân viên thừa nhận họ cảm thấy kiệt sức vì công việc quá tải.
  • Từ khi bắt đầu chính sách làm việc tại nhà, nhiều người cảm thấy họ phải làm việc nhiều hơn.

Và đặc biệt, khi trẻ em không đến trường, nhiều người trong nhóm phải dành nhiều thời gian để chăm sóc tại nhà. Chính sự thay đổi môi trường làm việc cùng với cách thức sinh hoạt, khiến họ cảm thấy lo lắng về sức khỏe và sự an toàn trong thời kỳ bịch bệnh.

Vì vậy, nếu bạn tỏ thái độ và ép buộc nhân viên làm việc một cách cứng rắn lúc này không phải ý hay. Thay vào đó hãy thể hiện sự thông cảm và quan tâm một cách chân thành. Dưới đây là một ví dụ về những gì bạn có thể thay đổi:

Thay vì nói: “Đây là lần thứ 2 bạn mắc sai lầm. Chúng ta sẽ gặp nhau và có một cuộc nói chuyện nghiêm túc về vấn đề này.”

Bạn hãy thử nói: “Tôi thấy bạn đang gặp khó khăn ở thời điểm hiện tại. Có vấn đề gì với bạn sao?”

Thay vì nói: “Báo cáo cuối tháng vừa rồi mắc rất nhiều lỗi. Bạn phải sửa nó ngay lặp tức và không được phạm lỗi như thế thêm một lần nào nữa.”

Bạn hãy thử nói: “Những báo cáo trước đây bạn làm rất tốt. Tuy nhiên tháng này lại có chút sai lệch. Bạn đang gặp khó khăn ở chỗ nào đúng không. Hãy nói ra để tôi tìm cách giải quyết giúp bạn. ”

Việc bắt bẻ về những lỗi sai sẽ gây căng thẳng cho cả bạn và nhân viên. Chính vì vậy bạn hãy nhẹ nhàng tìm hiểu vấn đề mà nhân viên đang gặp phải, đưa ra hướng giải quyết. Đây sẽ là yếu tố giúp nhân viên cảm thấy bạn đang giúp đỡ và dành sự tin tưởng cho họ.

Bước 2: Đưa ra cách giải quyết phù hợp với hoàn cảnh nhân viên

Một điều quan trọng trong việc quản lý nhân viên. Hãy đưa ra những câu hỏi thăm chân thành trong cuộc họp sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân nào dẫn tới việc giảm năng suất làm việc. Cách bạn truyền động lực cho một nhân viên đang bỏ bê công việc sẽ khác hoàn toàn với nhân viên không có định hướng bản thân. Đồng nghĩa với việc, chúng ta hãy đưa ra một vài tình huống và cách giải quyết giúp nâng cao năng suất làm việc cho nhân viên.

Đưa ra cách giải quyết phù hợp với hoàn cảnh nhân viên
Nếu nhân viên không hiểu bản thân họ muốn điều gì

Trong cuộc họp giữa bạn với nhân viên, bạn xác định rõ lý do khiến họ làm việc kém vì chính họ đang không hiểu những mục tiêu của bản thân.

Dưới đây là cách bạn trao cho nhân viên sự tự tin để họ nâng cao khả năng của mình: 

  • Hãy cùng ngồi xuống và thảo luận về các nhiệm vụ và mong muốn của họ, cho họ nhiều thời gian để đặt câu hỏi và đưa ra nhận xét.
  • Đưa ra cách đo lường hiệu quả công việc, để nhân viên biết họ cần làm gì và cách đạt mục tiêu như thế nào.
  • Lên lịch kiểm tra thường xuyên hơn giữa bạn và nhân viên để thúc đẩy tiến độ và khối lượng công việc của họ.
  • Cung cấp tài liệu và thông tin công việc để nhân viên tự tin xử lý vấn đề. 

Qua đây xác định, việc nhân viên không hiểu vấn đề và mơ hồ trong công việc chính là yếu tố ảnh hưởng đến việc nhân viên không thực hiện tốt công việc của mình. Nếu nhân viên vẫn cho rằng: Công việc làm không hiệu quả vì họ không có sợi dây liên kết và không cảm thấy hứng thú với công việc. Trong trường hợp này, bạn bắt buộc phải khơi gợi sự hứng thú của nhân viên đối với công việc của họ. Bằng vài cách sau đây:

  • Thảo luận về định hướng tương lai, các nhiệm vụ hiện tại và cách giúp nhân viên đạt được điều đó.
  • Cho nhân viên thấy bức tranh tổng thể về công việc và trách nhiệm cụ thể của nhân viên đối với công việc.
  • Xác định một số công việc hoặc thách thức mới mà nhân viên muốn đảm nhận và đề ra chiến lược để nhân viên thực hiện chúng.
  • Xem lại quy trình thực hiện công việc để loại bỏ bớt những yếu tố không cần thiết. 

Đây là những cách thức giúp lấy lại niềm đam mê với công việc họ đang làm. Và chính nhờ điều này, sẽ tạo ra sự cải thiện về hiệu suất làm việc.

Nếu nhân viên đang phải đối mặt với căng thẳng tột độ và kiệt sức…

Khi bạn tạo ra một cuộc tâm sự với nhân viên. Bạn sẽ nhận thấy nhân viên hào hứng với điều đó. Vì đây là cơ hội để họ nói ra những căng thẳng và sự mệt mỏi trong công việc. Bản thân nhân viên nhận thấy sự yếu kém trong công việc, nhưng chính vì yếu tố áp lực đã khiến họ không thể thoát ra ngoài. Rất ít nhân viên có thể nói ra điều này. Và rất ít nhà lãnh đạo có khả năng đối diện và xử lý vấn đề tâm lý nhân viên đang gặp phải. Vậy làm thế nào để có hướng giải quyết phù hợp. Sau đây là một vài cách:

Cách Thay Đổi Thói Quen Hằng Ngày Giúp Bạn Làm Việc Năng Suất Hơn
  • Xem lại các đầu mục công việc của nhân viên, giúp họ sắp xếp lại thứ tự ưu tiên và loại bỏ những việc không cần thiết.
  • Thường xuyên theo dõi công việc của nhân viên và yếu tố về sức khỏe lao động.
  • Cung cấp cho nhân viên các gói khám sức khỏe.
  • Đưa ra thời gian biểu phù hợp với từng cá nhân.
  • Cho nhân viên nghỉ ngơi sau một thời gian dài làm việc. 

Trên thực tế, có đến 70% nhân viên nghỉ việc ở công ty cũ vì quá áp lực tinh thần. Hoàn toàn không có một giải pháp nào giúp khắc phục và sửa chữa hậu quả nhanh chóng. Việc hỗ trợ nhân viên giải quyết các vấn đề, đặc việc về tinh thần là điều tất yếu giúp giảm nguy cơ nghỉ việc cũng như tăng doanh thu cho doanh nghiệp. 

Bước 3: Theo dõi 

Sau khi bạn đã tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra hướng giải quyết và hỗ trợ nhân viên. Việc tiếp theo bạn cần làm là theo dõi.

Sau những cách xử lý trên, bạn có thấy những cải thiện đáng kể về hiệu suất làm việc hay không? Hay mọi thứ vẫn như cũ — hoặc thậm chí có thể trở nên tồi tệ hơn?

Dựa vào sự thay đổi trong những tuần hoặc tháng tới, bạn tiếp tục đưa ra hướng xử lý nhằm thúc đẩy nhân viên cho phù hợp. Có thể là lời khen dành cho công việc được hoàn thành tốt. Tuy nhiên nếu nhân viên tiếp tục không như mong đợi (mặc dù bạn đã nỗ lực hết sức để giúp họ), lúc này bạn cần chính thức xử lý hành vi này. Đưa ra hướng giải quyết gắt hơn hoặc thậm chí cắt giảm nhân sự. Việc để một ai đó rời khỏi doanh nghiệp chưa bao giờ là tốt, nhưng đó là cách cuối cùng. Việc giữ lại một nhân viên liên tục làm việc không hiệu quả sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực với cả nhóm. 

Giúp nhân viên của bạn (và toàn bộ nhóm của bạn) đạt được hiệu suất cao nhất

Xử lý một trường hợp làm việc kém, cũng là yếu tố nhắc nhở cả nhóm về vấn đề này. Cả nhóm của bạn tin rằng họ luôn được quan sát và đánh giá, họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc trở nên chăm chỉ và năng suất hơn trong công việc.

Nhiệm vụ nào cũng đều khó khăn, tuy nhiên hãy giải quyết nó bằng sự đồng cảm và quan tâm chân thành. Điều này chứng tỏ bạn là một người lãnh đạo sẵn sàng hỗ trợ từng nhân viên hướng đến thành công của họ.

5 1 vote
Article Rating
S’abonner
Notification pour
guest
0 Comments
Commentaires en ligne
Afficher tous les commentaires
0
Nous aimerions avoir votre avis, veuillez laisser un commentaire.x