Quản lý năng suất

Ba Bước Để Quản Lý, Tạo Động Lực Và Hỗ Trợ Nhân Viên Có Hiệu Suất Kém

Tictop. Bạn là người lãnh đạo, và nhóm của bạn đang hoạt động tốt, dẫn đầu trong mọi công việc. Mọi người trong nhóm đều biết họ cần làm gì và hoàn thành tốt công việc đó mà không cần đến sự chỉ đạo hay hỗ trợ từ phía bạn.

Ba Bước Để Quản Lý, Tạo Động Lực Và Hỗ Trợ Nhân Viên Có Hiệu Suất Kém

Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có được một đội nhóm tốt. Bạn sẽ gặp khó khăn khi chỉ đạo các thành viên trong nhóm, và sẽ có trường hợp có người làm việc yếu kém. Điều này không chỉ khiến công việc rơi vào tình trạng trì trệ mà còn kéo theo tinh thần của toàn đội cũng bị ảnh hưởng. Khi những người có thành tích cao trong nhóm cũng bị đánh giá thấp, việc họ trở nên thất vọng là điều tất yếu xảy ra. Vậy làm sao để giải quyết vấn đề trên? Dưới đây là 3 cách thức để quản lý, tạo động lực và hỗ trợ nhân viên hiệu quả nhất.

Bước 1: Tạo sự đồng cảm giữa bạn và nhân viên

Không giữ bí mật về vấn đề nhân viên làm việc kém hiệu quả. Vì căn bản cả nhóm của bạn đều biết và hiểu rõ năng lực của từng người trong nhóm. Với cương vị là trưởng nhóm chắc chắn bạn sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu với thái độ làm việc của nhân viên.

Tạo sự đồng cảm giữa bạn và nhân viên
Tuy nhiên bạn hãy giữ bình tĩnh. Mỗi người đều có cuộc sống cá nhân, đây là yếu tố tác động lên hiệu suất công việc của họ. Hãy cùng xem xét lại cuộc sống cá nhân của từng nhân viên trong những năm gần đây, để tìm ra vấn đề nằm ở đâu. Sau đây là một vài ví dụ:
  • Một cuộc khảo sát cho thấy rằng 55% nhân viên gặp vấn đề về sức khỏe khi bùng nổ đại dịch toàn cầu.
  • 41% nhân viên thừa nhận họ cảm thấy kiệt sức vì công việc quá tải.
  • Từ khi bắt đầu chính sách làm việc tại nhà, nhiều người cảm thấy họ phải làm việc nhiều hơn.

Và đặc biệt, khi trẻ em không đến trường, nhiều người trong nhóm phải dành nhiều thời gian để chăm sóc tại nhà. Chính sự thay đổi môi trường làm việc cùng với cách thức sinh hoạt, khiến họ cảm thấy lo lắng về sức khỏe và sự an toàn trong thời kỳ bịch bệnh.

Vì vậy, nếu bạn tỏ thái độ và ép buộc nhân viên làm việc một cách cứng rắn lúc này không phải ý hay. Thay vào đó hãy thể hiện sự thông cảm và quan tâm một cách chân thành. Dưới đây là một ví dụ về những gì bạn có thể thay đổi:

Thay vì nói: “Đây là lần thứ 2 bạn mắc sai lầm. Chúng ta sẽ gặp nhau và có một cuộc nói chuyện nghiêm túc về vấn đề này.”

Bạn hãy thử nói: “Tôi thấy bạn đang gặp khó khăn ở thời điểm hiện tại. Có vấn đề gì với bạn sao?”

Thay vì nói: “Báo cáo cuối tháng vừa rồi mắc rất nhiều lỗi. Bạn phải sửa nó ngay lặp tức và không được phạm lỗi như thế thêm một lần nào nữa.”

Bạn hãy thử nói: “Những báo cáo trước đây bạn làm rất tốt. Tuy nhiên tháng này lại có chút sai lệch. Bạn đang gặp khó khăn ở chỗ nào đúng không. Hãy nói ra để tôi tìm cách giải quyết giúp bạn. ”

Việc bắt bẻ về những lỗi sai sẽ gây căng thẳng cho cả bạn và nhân viên. Chính vì vậy bạn hãy nhẹ nhàng tìm hiểu vấn đề mà nhân viên đang gặp phải, đưa ra hướng giải quyết. Đây sẽ là yếu tố giúp nhân viên cảm thấy bạn đang giúp đỡ và dành sự tin tưởng cho họ.

Bước 2: Đưa ra cách giải quyết phù hợp với hoàn cảnh nhân viên

Một điều quan trọng trong việc quản lý nhân viên. Hãy đưa ra những câu hỏi thăm chân thành trong cuộc họp sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân nào dẫn tới việc giảm năng suất làm việc. Cách bạn truyền động lực cho một nhân viên đang bỏ bê công việc sẽ khác hoàn toàn với nhân viên không có định hướng bản thân. Đồng nghĩa với việc, chúng ta hãy đưa ra một vài tình huống và cách giải quyết giúp nâng cao năng suất làm việc cho nhân viên.

Đưa ra cách giải quyết phù hợp với hoàn cảnh nhân viên
Nếu nhân viên không hiểu bản thân họ muốn điều gì

Trong cuộc họp giữa bạn với nhân viên, bạn xác định rõ lý do khiến họ làm việc kém vì chính họ đang không hiểu những mục tiêu của bản thân.

Dưới đây là cách bạn trao cho nhân viên sự tự tin để họ nâng cao khả năng của mình: 

  • Hãy cùng ngồi xuống và thảo luận về các nhiệm vụ và mong muốn của họ, cho họ nhiều thời gian để đặt câu hỏi và đưa ra nhận xét.
  • Đưa ra cách đo lường hiệu quả công việc, để nhân viên biết họ cần làm gì và cách đạt mục tiêu như thế nào.
  • Lên lịch kiểm tra thường xuyên hơn giữa bạn và nhân viên để thúc đẩy tiến độ và khối lượng công việc của họ.
  • Cung cấp tài liệu và thông tin công việc để nhân viên tự tin xử lý vấn đề. 

Qua đây xác định, việc nhân viên không hiểu vấn đề và mơ hồ trong công việc chính là yếu tố ảnh hưởng đến việc nhân viên không thực hiện tốt công việc của mình. Nếu nhân viên vẫn cho rằng: Công việc làm không hiệu quả vì họ không có sợi dây liên kết và không cảm thấy hứng thú với công việc. Trong trường hợp này, bạn bắt buộc phải khơi gợi sự hứng thú của nhân viên đối với công việc của họ. Bằng vài cách sau đây:

  • Thảo luận về định hướng tương lai, các nhiệm vụ hiện tại và cách giúp nhân viên đạt được điều đó.
  • Cho nhân viên thấy bức tranh tổng thể về công việc và trách nhiệm cụ thể của nhân viên đối với công việc.
  • Xác định một số công việc hoặc thách thức mới mà nhân viên muốn đảm nhận và đề ra chiến lược để nhân viên thực hiện chúng.
  • Xem lại quy trình thực hiện công việc để loại bỏ bớt những yếu tố không cần thiết. 

Đây là những cách thức giúp lấy lại niềm đam mê với công việc họ đang làm. Và chính nhờ điều này, sẽ tạo ra sự cải thiện về hiệu suất làm việc.

Nếu nhân viên đang phải đối mặt với căng thẳng tột độ và kiệt sức…

Khi bạn tạo ra một cuộc tâm sự với nhân viên. Bạn sẽ nhận thấy nhân viên hào hứng với điều đó. Vì đây là cơ hội để họ nói ra những căng thẳng và sự mệt mỏi trong công việc. Bản thân nhân viên nhận thấy sự yếu kém trong công việc, nhưng chính vì yếu tố áp lực đã khiến họ không thể thoát ra ngoài. Rất ít nhân viên có thể nói ra điều này. Và rất ít nhà lãnh đạo có khả năng đối diện và xử lý vấn đề tâm lý nhân viên đang gặp phải. Vậy làm thế nào để có hướng giải quyết phù hợp. Sau đây là một vài cách:

Cách Thay Đổi Thói Quen Hằng Ngày Giúp Bạn Làm Việc Năng Suất Hơn
  • Xem lại các đầu mục công việc của nhân viên, giúp họ sắp xếp lại thứ tự ưu tiên và loại bỏ những việc không cần thiết.
  • Thường xuyên theo dõi công việc của nhân viên và yếu tố về sức khỏe lao động.
  • Cung cấp cho nhân viên các gói khám sức khỏe.
  • Đưa ra thời gian biểu phù hợp với từng cá nhân.
  • Cho nhân viên nghỉ ngơi sau một thời gian dài làm việc. 

Trên thực tế, có đến 70% nhân viên nghỉ việc ở công ty cũ vì quá áp lực tinh thần. Hoàn toàn không có một giải pháp nào giúp khắc phục và sửa chữa hậu quả nhanh chóng. Việc hỗ trợ nhân viên giải quyết các vấn đề, đặc việc về tinh thần là điều tất yếu giúp giảm nguy cơ nghỉ việc cũng như tăng doanh thu cho doanh nghiệp. 

Bước 3: Theo dõi 

Sau khi bạn đã tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra hướng giải quyết và hỗ trợ nhân viên. Việc tiếp theo bạn cần làm là theo dõi.

Sau những cách xử lý trên, bạn có thấy những cải thiện đáng kể về hiệu suất làm việc hay không? Hay mọi thứ vẫn như cũ — hoặc thậm chí có thể trở nên tồi tệ hơn?

Dựa vào sự thay đổi trong những tuần hoặc tháng tới, bạn tiếp tục đưa ra hướng xử lý nhằm thúc đẩy nhân viên cho phù hợp. Có thể là lời khen dành cho công việc được hoàn thành tốt. Tuy nhiên nếu nhân viên tiếp tục không như mong đợi (mặc dù bạn đã nỗ lực hết sức để giúp họ), lúc này bạn cần chính thức xử lý hành vi này. Đưa ra hướng giải quyết gắt hơn hoặc thậm chí cắt giảm nhân sự. Việc để một ai đó rời khỏi doanh nghiệp chưa bao giờ là tốt, nhưng đó là cách cuối cùng. Việc giữ lại một nhân viên liên tục làm việc không hiệu quả sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực với cả nhóm. 

Giúp nhân viên của bạn (và toàn bộ nhóm của bạn) đạt được hiệu suất cao nhất

Xử lý một trường hợp làm việc kém, cũng là yếu tố nhắc nhở cả nhóm về vấn đề này. Cả nhóm của bạn tin rằng họ luôn được quan sát và đánh giá, họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc trở nên chăm chỉ và năng suất hơn trong công việc.

Nhiệm vụ nào cũng đều khó khăn, tuy nhiên hãy giải quyết nó bằng sự đồng cảm và quan tâm chân thành. Điều này chứng tỏ bạn là một người lãnh đạo sẵn sàng hỗ trợ từng nhân viên hướng đến thành công của họ.

Cách Thay Đổi Thói Quen Hằng Ngày Giúp Bạn Làm Việc Năng Suất Hơn

Cách Thay Đổi Thói Quen Hằng Ngày Giúp Bạn Làm Việc Năng Suất Hơn

Trong tất cả những quyển sách nghiên cứu về năng suất làm việc, cùng đưa ra một lời khuyên rằng thay đổi thói quen hằng ngày là điều quan trọng bạn nên làm.

Nhìn chung, những người đạt thành tích cao đều tuân thủ theo một thói quen hằng ngày. Ludwig Van Beethoven thức dậy uống cafe vào lúc 6g sáng.. Benjamin Franklin thức dậy vào lúc bình minh và lập danh sách những việc ông muốn hoàn thành vào ngày hôm đó.

Nhưng những lầm tưởng về năng suất cá nhân này thật sự như thế nào? 

Chẳng hạn, dậy sớm dường như không phải là một nguyên tắc thành công. Pablo Picasso là một trong những họa sĩ làm việc hiệu quả nhất mọi thời đại. Ông được cho là ngủ đến 11 giờ sáng mỗi ngày. Wolfgang Amadeus Mozart hầu như không ngủ. Ông dành nhiều thời gian cho việc giáo dục học sinh hơn những sáng tác của mình.

Những người thành công thường có ít thói quen chung. Họ đã xây dựng một thói quen có hiệu quả đối với bản thân. Và cách duy nhất để tìm ra những gì phù hợp với bạn là thay đổi những thói quen hằng ngày.

Lợi ích của việc tạo ra một sự thay đổi nhỏ trong thói quen hằng ngày

Vấn đề không nằm ở việc thay đổi cách chúng ta làm mọi thứ. Chúng ta hầu như đều cho rằng việc thay đổi thói quen hàng ngày thực sự khó khăn. Nếu ly cà phê buổi sáng quyết định đến sự tỉnh táo, khi thiếu nó sẽ khiến bạn mất tập trung. Nếu bạn có thói quen uống nước buổi sáng để cung cấp đủ nước cho cơ thể, việc ngừng nó sẽ chỉ khiến bạn bị mất nước. Điều này là không khả thi.

Mất tập trung khi làm việc cũng là điều cần quan tâm. Theo một nghiên cứu đã chỉ ra, sự mất tập trung có thể lấy đi trung bình khoảng 23 phút để hồi phục và có thể khiến chúng ta mắc lỗi nhiều gấp đôi. Nhưng mất tập trung sẽ thế nào nếu điều đó không phải là trở ngại? Điều đó sẽ là cơ hội để chúng ta học hỏi.

Tác giả Charles Duhigg của Smarter Better Faster khuyên bạn nên thử nghiệm các thói quen khác nhau cho đến khi bạn tìm thấy cách phù hợp nhất với mình. Ông nhấn mạnh sự cần thiết của việc tự thưởng cho bản thânvới những thói quen mang lại hiệu quả: Hãy đưa ra các cách khen thưởng khác nhau, điều này sẽ giúp bạn tìm ra thói quen nào đang thúc đẩy hành vi của bạn. Có thể mất vài ngày, một tuần hoặc thậm chí lâu hơn. Bạn không nên ép buộc bản thân phải thực hiện sự thay đổi đó lặp lại thường xuyên – hãy xem bản thân mình là một nhà khoa học đang thu thập dữ liệu. Và xem đây là một sự thay đổi bình thường.

Tuy nhiên, Duhigg đưa ra vấn đề này trong việc xác định tại sao thói quen xấu được hình thành.

Ví dụ: nếu bạn muốn bỏ thói quen ăn bánh quy lúc 9:20 sáng, bạn sẽ cần đưa ra những phần thưởng thay thế cho điều này. Thử nghiệm với những lần thay đổi thường xuyên có thể giúp bạn trở nên năng suất hơn. Bạn có thể nhận ra những phần thưởng thường xuyên mang lại cho bạn nhiều năng lượng hơn trong suốt cả ngày bằng cách tìm những hành động lành mạnh hơn. Duhigg ủng hộ sự thay đổi thường xuyên dưới mục đích khám phá bản thân. Bạn có thể không thành công ngay lập tức. Tuy nhiên, đó không phải là mục đích chính. Mục đích là để phát triển những thói quen lâu dài sẽ cung cấp cho bạn năng lượng để làm việc hiệu quả hơn mỗi ngày.

Phương pháp tiếp cận “Chỉ từ 1%”

“Thay đổi là để cải thiện, thay đổi thường xuyên giúp bạn trở nên hoàn hảo hơn.”

-Winston Churchill.

Không phải sự thay đổi nào cũng sẽ đảo lộn cuộc sống của bạn. Chỉ cần thay đổi 1% thói quen của bạn tại một thời điểm, điều này có thể mang lại tác động đáng kể đến thói quen lâu dài của bạn. Và bạn thậm chí có thể không nhận ra điều đó khi sự thay đổi được hình thành. Hãy thay đổi những điều bạn cho là nhỏ nhất theo như trong cuốn sách “thay đổi tí hon hiệu quả bất ngờ” của tác giả James Clear từng đề cập đến.

Để minh họa cách thức hoạt động, Clear kể câu chuyện về Dave Brailsford, một huấn luyện viên đua xe đạp người Anh, người được thuê để mang lại thành công cho đội đua xe đạp Anh. 

Brailsford không phải là người được tìm kiếm để thay đổi cục diện tức thì. Anh ấy đã mang đến một cách làm việc đơn giản hơn nhiều. Thay đổi những điều nhỏ theo thời gian, những thay đổi đó sẽ kết hợp với nhau giúp bộ môn đua xe đạp của Anh thực sự trở thành một điều gì đó đặc biệt. Một số thay đổi nhỏ đến mức buồn cười. Anh đã thay đổi ghế ngồi trên xe đạp để cảm thấy thoải mái hơn. Anh cho chà xát vỏ xe với cồn để cải thiện độ bám đường.

Những thay đổi khác dường như không liên quan đến việc đạp xe như thử nghiệm các loại gel xoa bóp để xem loại nào giúp vận động viên của anh phục hồi nhanh nhất. Anh cho sơn bên trong chiếc xe tải chở hàng của màu trắng để cải thiện khả năng nhận biết và dễ dàng vệ sinh. Anh đã nhờ các chuyên gia tư vấn y tế đến dạy những người đi xe đạp cách rửa tay hiệu quả hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh. Đây không phải là nội dung của những bộ phim thể thao truyền cảm hứng. Tuy nhiên, chỉ trong vài năm sau đó, đội đua xe đạp của Anh đã thống trị các sự kiện Olympic và lập kỷ lục thế giới.

Không có một sự thay đổi nào lên các thói quen của những người đi xe đạp ở Anh. Sau một vài năm, những thay đổi nhỏ này đã trở thành thói quen lâu dài với các vận động viên. Cách thay đổi của Brailsford đã đạt hiệu quả. Như Clear đã nói: “Theo thời gian, những cải tiến nhỏ cộng lại và bạn đột nhiên nhận thấy một khoảng cách rất lớn giữa những người đưa ra quyết định hằng ngày tốt hơn một chút và những người không đưa ra quyết định.”

Tránh làm mọi việc vì “Đó là cách mọi thứ được hoàn thành”

Có một lý do khác làm thay đổi thói quen hàng ngày sẽ khiến bạn làm việc hiệu quả hơn. Đôi khi, cần loại bỏ những yếu tố gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của bạn.

Một sự thay đổi trong văn hóa công ty đã khiến Amazon trở nên nổi tiếng. Nó được mệnh danh là “quy tắc hai chiếc bánh pizza.” Quy tắc dựa trên một nguyên lý đơn giản: nếu một cuộc họp yêu cầu nhiều hơn hai chiếc bánh pizza để cung cấp cho tất cả mọi người tham dự, thì lượng người tham gia sẽ rất lớn. Và nếu một cuộc họp có quá nhiều người tham dự, thì chất lượng cuộc họp sẽ giảm sút.

Đây không phải là một lựa chọn phức tạp. Theo Inc., những cuộc họp như thế này có thể khiến người lao động mất hơn một tuần làm việc. Chúng có thể lấy đi của mọi người hơn tám tiếng làm việc hiệu quả.

Nếu bạn thường xuyên tham gia các cuộc họp quá lớn, không phải ai cũng có thể đóng góp ý kiến, thì bạn thực sự đang tham gia một cuộc họp hay đang lãng phí thời gian? Khi bạn phát hiện ra một công việc được cho là “công việc cần thiết” đang làm cản trở hiệu quả công việc hằng ngày, chúng ta cần loại bỏ điều đó ngay lặp tức.

Vấn đề là quá nhiều người trong chúng ta bám vào những thói quen của bản thân với sự ràng buộc gần như không cần thiết. Điều này có thể là do sự sai lầm về mối quan hệ nhân-quả: chúng ta nghĩ rằng thói quen hiện tại đã mang lại cho chúng ta thành công, cho nên nó là điều hiển nhiên. Do đó, chúng ta do dự không thể loại bỏ những khía cạnh kém hiệu quả của thói quen này. Và rồi chúng ta tự an ủi bản thân rằng: thói quen đó có thể không giúp ích, nhưng nó đã giúp bản thân phát triển. Nên bắt buộc vẫn phải thực hiện.

Đừng mắc phải sai lầm đó! Nếu bạn có thể học cách tập những thói quen mới, bạn có thể làm cho mình hiệu quả hơn chứ không phải bớt đi hiệu quả đang có.

Nhưng quy tắc hai chiếc bánh pizza chỉ là một ví dụ điển hình về cách thực hiện. Dưới đây là một số cách khác để loại bỏ của một thói quen xấu không mang lại hiệu quả:

  • Ngừng đa nhiệm. Thay vào đó, hãy làm từng việc một. Mặc dù có vẻ hữu ích khi thử hai việc cùng một lúc, nhưng Cleveland Clinic chỉ ra rằng chỉ có khoảng 3% số người có thể làm như vậy một cách hiệu quả. Về tổng thể, bạn sẽ hoàn thành được nhiều việc hơn nếu bạn có thể tập trung vào một nhiệm vụ tại một thời điểm trong thời gian nhất định.
  • Bắt đầu ủy thác. Trong cuốn “Hoàn thành mọi việc không hề khó”, tác giả David Allen lập luận rằng thực sự chỉ có một số lựa chọn bạn có thể thực hiện với một nhiệm vụ nhất định. Chắc chắn là bạn có thể làm chúng. Bạn cũng có thể chọn hoãn chúng lại. Nhưng có một lựa chọn thứ ba: giao nhiệm vụ cho người khác, giúp giải phóng thời gian của bạn trong khi vẫn hoàn thành công việc.
  • Thời gian được cắt giảm một nửa. Bạn không cần phải hủy những cuộc họp được cho là tốn thời gian. Có thể bạn không cần phải dừng cuộc gọi Zoom với các khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, bạn có thể cắt giảm bớt được không? Trong tuần tới, hãy xem liệu các cuộc gọi 30 phút đầu tiên nó có còn hiệu quả hay không nếu bạn chỉ gọi cho họ 15 phút. Lúc này bạn sẽ nhận ra rằng, bản thân đã tốn thời gian cho những việc không cần thiết quá nhiều.

Đừng sợ sự thay đổi

Cách Thay Đổi Thói Quen Hằng Ngày Giúp Bạn Làm Việc Năng Suất Hơn

Không có gì gọi là sai khi bạn bắt đầu tạo ra thay đổi nhỏ ngay lúc này. Sự mất tập trung có thể cản trở một thói quen hiệu quả được hình thành. Trên thực tế, các quy trình tốt nhất có các phương pháp giúp giảm thiểu sự mất tập trung xuống thấp nhất.

Mặt khác, sự thay đổi có thể mang lại cơ hội học tập. Và nếu bạn không bao giờ dành thời gian cho một chút thay đổi nhỏ trong cuộc sống, bạn có thể không bao giờ biết liệu thói quen của bạn có thể tốt hơn hay không.

Hãy thử nghiệm nhiều khía cạnh khác nhau trong việc tạo dựng thói quen để tìm hiểu xem điều đó có thực sự phù hợp với bạn hay không. Sẽ tốt hơn nếu bạn tạo ra các công việc vào buổi sáng, khi bạn có nhiều năng lượng nhất? Thay đổi đơn giản đó có vẻ nhỏ, nhưng nó có khả năng thay đổi cuộc sống của bạn.

Sự thay đổi là một điều tốt – nếu bạn làm việc đó là vì bạn. Lần tới khi bạn cân nhắc thực hiện thay đổi, hãy làm điều đó với mục tiêu hoàn thiện bản thân hơn. Bạn sẽ không bao giờ biết được điều gì sẽ xảy ra trong khoảnh khắc bạn tìm ra thói quen mới.

Xem thêm: Văn hóa cảm ơn nơi làm việc

Lý thuyết Bốn Lò Lửa: Cân bằng công việc và cuộc sống

Bạn từng ước rằng một ngày có thể dài hơn 24 giờ đồng hồ?
Bạn luôn cảm thấy mình bị thời gian rượt đuổi: đi ngủ với một “to-do list” dài dằng dặc trong đầu, luôn trong trạng thái bận rộn và kiệt sức vì các đầu việc phải làm không bao giờ dứt?
Bạn đang tìm kiếm một phương pháp giúp cân bằng công việc và đời sống cá nhân?
Bài viết dưới đây hy vọng san sẻ những trăn trở ấy cùng bạn bằng cách phân tích những ưu, nhược điểm của thuyết Bốn lò lửa nhằm mang lại những lời khuyên hữu ích giúp bạn tối ưu chất lượng cuộc sống.

Thuyết Bốn lò lửa là gì?

Thuyết Bốn lò lửa (The four burners theory) được hiểu là: Hãy tưởng tượng rằng cuộc sống của bạn như một cái bếp có bốn lò. Mỗi lò biểu tượng cho một mặt của cuộc sống: Lò thứ nhất là gia đình, lò thứ hai là bạn bè (hoặc các mối quan hệ xã hội nói chung), lò thứ ba là sức khoẻ, lò thứ tư là công việc. Thuyết Bốn lò lửa cho rằng: “Để thành công, bạn phải tắt đi một trong bốn lò. Và để thành công xuất sắc, bạn phải tắt đi hai trong số bốn lò.”

Điều này có nghĩa là, cái gọi là “cân bằng cuộc sống” thực ra không bao giờ là hoàn hảo, bạn khó có thể vừa lo cho gia đình chu toàn, lại vừa có thời gian với bạn bè, vừa chăm sóc sức khoẻ cá nhân, lại vừa tập trung được cho công việc. Mà có chăng, nếu bạn có làm được tất cả mọi thứ cùng lúc như vậy, thì chất lượng mỗi thứ cũng sẽ khó có thể tốt được vì bạn bị phân tâm, dàn trải quá nhiều.

Vậy nên, để nâng cao chất lượng công việc và cuộc sống, chúng ta cần hiểu đúng về “cân bằng”.

Tái định nghĩa về sự “cân bằng”

“Cân bằng công việc và đời sống cá nhân” (work – life balance) là một chủ đề đã và đang được bàn luận qua nhiều thế hệ. Thế nhưng, không biết tự bao giờ, người ta lại đặt những thứ này lên một cán cân – với công việc ở một bên và những yếu tố thuộc về đời sống cá nhân như gia đình, các mối quan hệ, sở thích và sự phát triển cá nhân ở bên còn lại – như thể đây là hai phần riêng lẻ và không liên quan gì đến nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, đây lại là hai phần không thể tách rời trong cuộc sống của mỗi con người. Vì thế, cân bằng công việc và đời sống sao cho 50/50 là điều không thể. Thay vào đó, dung hòa là cách thực tế và khả thi hơn nhiều để nâng cao chất lượng cuộc sống. Oprah Winfrey cũng từng nói: “Chúng ta có thể có tất cả mọi thứ, chỉ là không phải tất cả cùng một lúc.” 

“Cân bằng” là một định mức cá nhân và mỗi chúng ta không nhất thiết phải có cùng một ngưỡng cân bằng. Nếu bạn là một người đam mê làm việc, bạn cảm thấy làm việc khiến bạn hạnh phúc hơn là gặp gỡ bạn bè, ngồi xem Netflix, thì hãy cứ làm thật hăng say. Cân bằng không phải là “cân” hết, mà là “cân” những thứ thực sự quan trọng đối với bạn.

Thuyết Bốn lò lửa cho ta những lời khuyên gì?

1. Chấp nhận rằng cuộc sống là một chuỗi các lựa chọn không hoàn hảo

Tôi có một người bạn làm nhân viên văn phòng. Thế nhưng, từ lâu cô bạn của tôi không còn tìm thấy niềm vui trong công việc hiện tại, nhưng đồng thời cũng không đủ can đảm để rời đi. Cô lặp lại các đầu việc mỗi ngày như một cái máy, tăng ca đến tối muộn, ôm việc về nhà… và luôn bị gia đình, bạn bè, người yêu trách móc vì cô không có  thời gian dành cho họ. Cuộc sống của cô bạn tôi không những tẻ nhạt mà còn trở nên căng thẳng tột độ. Những điều ấy khiến cô từ một người cởi mở lại trở nên tự thu mình và né tránh các cuộc vui.

Cô tâm sự những điều này với một người anh làm công nghệ, anh trả lời rằng: “Trong đời này không có thời điểm nào là hoàn hảo để bắt đầu một thứ cả. Ở những chỗ anh từng làm qua, anh chưa bao giờ được làm thứ mà anh thực sự muốn làm. Thế là anh khởi nghiệp, mặc dù trước đây anh chưa bao giờ có ý định đó. Giờ đây anh có nhiều mối lo hơn, không còn được ngủ nhiều như trước, nhưng bù lại anh được làm những dự án mà anh thích – nhỏ thôi nhưng không rập khuôn. Không có hạnh phúc nào mà không cần đánh đổi cả. Nếu sự cân bằng, ổn định hiện tại không khiến em vui, thì sao em lại ngại thay đổi?”

2. Mở rộng tối đa các giới hạn

Theo Mark Forster – chuyên gia nghiên cứu về các phương pháp quản lý thời gian chia sẻ, hãy lập một danh sách giới hạn những việc cần làm thay vì một danh sách dài dằng dặc các đầu việc. Trong đó, cần cài đặt những mục tiêu chi tiết, rõ ràng và cố gắng đảm bảo tiến độ. Nếu tập trung vào tiến bộ, bạn sẽ dễ dàng theo dõi hơn là chỉ chăm chăm vào đích đến. 

Đồng thời, tập trung là yếu tố then chốt giúp bạn tận dụng hiệu quả các khoảng thời gian mà bạn có để hoàn thành một việc nào đó. Hãy cố gắng loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng cho bạn: mạng xã hội, những câu chuyện phiếm từ đồng nghiệp và các yếu tố liên quan đến không gian làm việc… Thay vì nghĩ bạn là “nạn nhân” của thời gian, hãy nắm lấy thế chủ động, mở rộng tối đa các giới hạn để trong một thời gian ngắn có thể làm việc hiệu quả và tối ưu nhất.

3. Nhìn nhận cuộc đời theo từng “mùa”

Thuyết Bốn lò lửa khuyên bạn nên “chia nhỏ” cuộc đời theo từng mùa, hay nói đúng hơn là từng giai đoạn. Thay vì tìm kiếm sự hoàn hảo mọi lúc, mọi nơi, tại sao ta không thử tập trung vào một vài mảng theo từng khoảng thời gian nhất định? Hay nói cách khác, độ ưu tiên của bốn lò lửa sẽ có sự thay đổi trong cuộc đời của bạn.

Có thể ví dụ như: tuổi 20-30 là thời điểm con người ta chưa có con cái, dễ dàng tập trung vào sự nghiệp và rèn luyện thể chất. Lúc này, hai lò “công việc” và “sức khoẻ” cháy mạnh nhất. Vài năm sau, khi đã có gia đình, chúng có thể cháy nhỏ hơn, trong khi lò “gia đình” lại cần cháy mạnh mẽ. Một vài thập kỷ qua đi, khi gia đình đã ổn định, bạn lại muốn nối lại tình bạn và các kế hoạch kinh doanh từng bị gác lại. Khi đó, lò “bạn bè” và “công việc” lại cháy mạnh hơn.

Điểm yếu của Thuyết Bốn lò lửa

Vướng mắc lớn nhất của Thuyết Bốn lò lửa là nó luôn mang lại cảm giác bạn chưa làm được đúng như khả năng. Bởi có một sự thật là, rất nhiều người khi nghe qua Thuyết Bốn lò lửa sẽ có phản ứng tìm cách để “lách luật”. Liệu có thể vừa thành công vừa giữ cả bốn lò lửa cháy? Liệu mình có thể gộp hai lò làm một? Chẳng hạn như nhóm chung gia đình và bạn bè (thay vì ra ngoài tụ tập, bạn mời họ về nhà và tổ chức những bữa tiệc quây quần với cả các thành viên trong gia đình…); hay là nhóm chung sức khoẻ và công việc (bạn có thể đến văn phòng bằng thang bộ thay vì thang máy vào mỗi sáng để tranh thủ rèn luyện sức khỏe…).

Thuyết Bốn lò lửa giúp ta chọn ra khía cạnh ưu tiên trong những giai đoạn nhất định của cuộc đời, nhưng cũng bộc lộ điểm yếu của nó ở chỗ: không phải cuộc sống lúc nào cũng theo đúng kế hoạch của chúng ta. Cuộc đời vốn luôn vô thường và hữu hạn, thế nên chúng ta không thể lường trước được bất cứ điều gì. Có thể, khi còn trẻ, ta cố gắng cho bếp lò “công việc” ngùn ngụt cháy mà không quan tâm, chăm sóc cho gia đình hay nuôi dưỡng các mối quan hệ bạn bè. Đến khi đạt được thành tựu vẻ vang trong công việc, những biến cố, bệnh tật bất ngờ ập đến khiến người thân của bạn không còn nữa, bạn bè đều quay lưng vì sự xa cách lâu ngày (và còn rất rất nhiều tình huống khác nữa mà chúng ta không thể tiên liệu được). Lúc ấy, bạn có dồn hết tâm sức, dành hết thời gian để cố gắng vặn to những lò lửa đã từng bị “tắt” đi ấy cũng không thể nào làm được nữa. Vậy nên, thay vì tắt hẳn một hoặc hai bếp lò nào đó để có thể thành công như mặt lý thuyết, nhiều người cho rằng họ có thể giữ cho chúng luôn cháy “riu riu”.

Kết

Mọi lý thuyết hay triết lý sống và làm việc nào cũng có những ưu, nhược điểm của nó. Có được cái nhìn tổng quan về chúng sẽ giúp ta dễ dàng vận dụng một cách linh hoạt với điều kiện đời sống, tư duy và công việc cá nhân để thay đổi cuộc sống của chính mình. 

Trên hành trình khai phá Thuyết Bốn lò lửa để tìm về sự cân bằng công việc và cuộc sống, chúng ta cần những phương pháp làm việc thông minh. Nếu bạn muốn giữ cả bốn bếp lò trong cuộc đời mình luôn đỏ lửa, hãy thử trải nghiệm một ngày làm việc tập trung và năng suất với công cụ quản lý công việc Tictop.

Với Tictop, bạn có thể tận dụng tối đa thời gian làm việc trong ngày bằng cách tập trung hoàn thành các đầu việc được lên kế hoạch. Tictop được tích hợp nhiều tính năng thông minh giúp bạn dễ dàng trao đổi công việc, tạo các cuộc họp ngắn, quản lý các tệp tài liệu, hình ảnh… tại một phần mềm duy nhất mà không bị xao nhãng bởi hàng loạt thông báo từ các trang mạng xã hội khác nhau khi giao và nhận việc. Tictop mong muốn tối ưu nhất có thể khoảng thời gian làm việc của bạn, từ đó giúp bạn “vặn” to những bếp lò còn lại một cách trọn vẹn. Hãy truy cập www.tictop.vn để tìm hiểu thêm về Tictop bạn nhé!

Tictop team.

Tictop mách bạn cách lắng nghe thấu cảm: Kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả

Khi những Millennials (thế hệ GenY) giữ vị trí quản lý, đang tìm nhiều cách để kết nối tốt hơn với nhân viên và đẩy mạnh tính hiệu quả trong công việc, lắng nghe thấu cảm trở thành một kỹ năng được quan tâm hàng đầu. Bằng cách phân tích và đưa ra những “bài tập” giúp bạn hoàn thiện kỹ năng lắng nghe thấu cảm, bài viết dưới đây mong muốn mang lại một phương pháp giúp các nhà quản lý nâng cao hiệu suất và chất lượng công việc.

Lắng nghe thấu cảm là gì?

Lắng nghe thấu cảm (empathic listening) là kỹ năng lắng nghe chú tâm và tương tác nhằm thấu hiểu cảm xúc của người nói, bên cạnh những ý tưởng và suy nghĩ của họ. Đặc tính nổi bật của lắng nghe thấu cảm là mang đến sự động viên và hỗ trợ đối phương, thay vì đưa ra định kiến hoặc phán xét.

Kỹ năng lắng nghe thấu cảm trong môi trường công việc được hiểu là cách mà các nhà quản lý dành toàn bộ sự tập trung khi tiếp thu ý kiến từ nhân viên, đồng thời thấu hiểu các trải nghiệm cảm xúc của họ. Từ đó, tạo ra một không gian giao tiếp mà nhân viên cảm thấy an toàn khi là chính họ, thoải mái và cởi mở hơn. Đó sẽ là nền tảng để xây dựng một môi trường làm việc lý tưởng, từ đó giúp nâng cao hiệu suất và chất lượng công việc.

Sự quan trọng của kỹ năng lắng nghe thấu cảm trong quản lý nhân sự

Trong môi trường làm việc, hầu hết các nhà lãnh đạo đều là người chủ động nói và nhân viên sẽ là người thụ động lắng nghe. Tuy nhiên, nếu người quản lý biết cách lắng nghe thấu cảm những suy nghĩ, chia sẻ từ nhân viên của mình, họ sẽ nhận thấy những thay đổi tích cực trong công việc. Lắng nghe thấu cảm vì thế giúp xây dựng niềm tin và lòng trung thành trong nhân viên. Đồng thời, kỹ năng này giúp loại bỏ tâm lý sợ sai của nhân viên, khiến họ thoải mái nêu ra những đề xuất sáng tạo và tối ưu hơn.

Lắng nghe thấu cảm giúp gợi mở các cuộc thảo luận, từ đó giải quyết tốt các vấn đề như hiểu nhầm ý trong giao và nhận việc, xung đột đội nhóm hay tâm lý sợ sai khi nêu ý kiến… Một người quản lý biết lắng nghe thấu cảm với nhân viên sẽ tạo ra một sự gắn kết tích cực trong đội nhóm. Khi sự thấu hiểu từ cấp trên được lan tỏa, nó sẽ được truyền đến toàn bộ tổ chức giúp nâng cao tinh thần đồng đội cũng như xây dựng được sự đoàn kết trong đội nhóm. Sự gắn bó đối với tổ chức khiến họ cảm thấy rằng sự thành công của họ và sự thành công của tổ chức có liên quan mật thiết với nhau, thúc đẩy họ tìm ra những cách làm việc mới và tốt nhất có thể.

Bên cạnh đó, lắng nghe thấu cảm giúp người quản lý có thể mở rộng tầm nhìn, từ đó đưa ra những quyết định chính xác hơn. Khi cởi mở để lắng nghe những gì đang diễn ra xung quanh, bạn có thể phát hiện ra những dấu hiệu nhỏ nhất về tình hình thực tế của đội ngũ đang quản lý. Từ đó tìm ra giải pháp khắc phục các vấn đề chưa tốt hoặc đưa ra những phương hướng phát triển tối ưu hơn cho tổ chức của mình. Đồng thời, lắng nghe những gì đang xảy ra có thể cung cấp manh mối tuyệt vời cho những điều sắp đến. Vậy nên, lắng nghe thấu cảm mỗi ngày có thể là một trong những yếu tố quan trọng cho một chiến lược chủ động.

Tác giả Stephen Covey từng viết: “Đa số mọi người lắng nghe không phải để hiểu, họ lắng nghe để trả lời.” Vì vậy, để các cuộc hội thoại trở nên sâu sắc hơn, từ đó giúp nâng cao hiệu quả công việc, lắng nghe thấu cảm là một kỹ năng những nhà quản lý nhân sự cần luyện tập. 

Những cách lắng nghe thấu cảm để trở thành nhà quản lý hiệu quả

Để tất cả nhân viên hiểu rõ thực tế công việc và mục tiêu phát triển của đội nhóm. Khải Tạ – COO của KAMEREO trả lời phỏng vấn tại Vietcetera với câu hỏi: “Phải một tay quản lý nhiều bộ phận, anh có bí quyết giao tiếp hiệu quả nào không? ” Anh cho rằng bí quyết đơn giản ở việc đảm bảo mọi thành viên trong đội ngũ công ty đều nhận thức được mục tiêu mà công ty đang hướng đến, và mỗi công việc họ thực hiện đều có đóng góp quan trọng vào mục tiêu đó. Vì thế, mỗi khi thử thách ập đến, cả nhóm đều dễ dàng và nhanh chóng đưa ra giải pháp phù hợp với định hướng của công ty.

Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của tất cả nhân viên. Steve Jobs từng nói: “Sẽ không có ý nghĩa gì khi thuê những người thông minh và nói cho họ biết phải làm gì “. Một nhà lãnh đạo giỏi là người đưa ra chiến lược và mục tiêu, sau đó trao quyền đóng góp cho tất cả mọi người. Hãy tạo điều kiện để người nói tái khẳng định hoặc mở rộng cảm nghĩ bằng cách đưa ra những lời nói tóm tắt hoặc câu hỏi mở. Bạn có thể mở đầu bằng cách nói “Theo như tôi hiểu lời của bạn…” hoặc “Có phải ý bạn là…” Hoặc bạn có thể giúp đối phương đối chiếu cảm xúc qua một số cách nói như “Có vẻ bạn đang rất buồn và tức giận, vấn đề ở đây là…” hay “Đó hẳn là một hoàn cảnh khó khăn?

Đặt niềm tin khi giao việc cho nhân viên, từ đó tạo cho họ những cơ hội trau dồi và phát triển bản thân. Kể cả khi không đồng ý cách làm hoặc chưa hài lòng về kết quả công việc, bạn cần tránh gây tranh cãi ngay lập tức. Trước hết, hãy tin tưởng rằng đối phương có lý do riêng, từ đó lắng nghe và đặt câu hỏi để hiểu rõ bối cảnh cũng như thu được dữ kiện cần thiết. Trong trường hợp bạn không tán thành, hãy bắt đầu với câu hỏi “Điều gì khiến bạn nghĩ/làm như vậy? ” và nói về những điểm mà bạn đồng ý với họ trước để tránh đẩy đối phương vào trạng thái phòng vệ. Hãy cho nhân viên những cơ hội để thể hiện hết khả năng, tư duy, cho họ một số quyền tự do để quyết định cách xử lý công việc của mình. Hãy cùng động viên và khích lệ họ trong mọi trường hợp, kể cả khi gặp tình huống khó khăn.

Thấu hiểu những thử thách của người quản lý trong việc hoàn thiện kỹ năng lắng nghe thấu cảm đối với nhân viên, Tictop mang đến một giải pháp quản lý công việc hiện đại và thông minh. Phần mềm này giúp đội nhóm nắm rõ được các kế hoạch, mục tiêu phát triển cũng như xây dựng quy trình làm việc rõ ràng, hiệu quả. Với sự tối ưu của các chức năng, giao diện, bạn sẽ dễ dàng trao đổi ý kiến, dễ dàng giao, nhận việc và quản lý các đầu việc trong ngày của mỗi thành viên trong đội nhóm.

Lắng nghe thấu cảm là một quá trình học hỏi và hoàn thiện, chúng tôi ở đây để đồng hành cùng các bạn nhằm tìm ra một phương pháp làm việc hiệu quả nhất. Hãy truy cập www.tictop.vn để xem thông tin chi tiết về Tictop và trải nghiệm phương pháp làm việc hiệu quả ngay hôm nay!

Tictop team.

Bậc thầy tư duy: Nắm chắc 5 phút hoàng kim có thể cải biến vận mệnh, tầm nhìn vươn xa

Năm phút chỉ là một giọt nước trong bể thời gian cuộc đời, nhưng năm phút này có thể quyết định tầm cao của cuộc đời bạn. Nếu nắm bắt được năm phút hoàng kim này, cuộc sống của bạn sẽ trở nên ung dung hơn rất nhiều.

Thời đại ngày nay được gắn mác thời đại “nhanh”, phát triển nhanh, tư duy nhanh, hành động nhanh, ai ai cũng tranh thủ từng giây từng phút đặt mình vào đúng vị trí thích hợp với những công việc thích hợp.

Có câu nói: “Làm việc có dự trù thì sẽ vững, không dự trù ắt sẽ thất bại”.

“Dự trù” ở đây có nghĩa là chuẩn bị. Hãy chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ, dù chỉ là sớm hơn 5 phút, cuộc sống của bạn sẽ trở nên ung dung hơn rất nhiều.

1. Luôn đến sớm hơn 5 phút là một loại thái độ

Có bạn đọc đã chia sẻ kinh nghiệm trong một buổi xem mắt của bạn ấy như thế này: Điều kiện của bên nữ rất tốt, bạn ấy rất coi trọng buổi gặp này nên đã ở nhà chăm chút hình tượng một chút và đi mua thêm một bó hoa tươi. Hai người hẹn gặp nhau ở quán cà phê lúc 11 giờ, nhưng bạn ấy đến muộn năm phút. Bạn nữ lạnh lùng hỏi: “Vì sao anh lại đến muộn?” Bạn ấy giải thích: “Hôm nay tắc đường quá. Bình thường anh đi giờ này không tắc đường đâu”.

Bạn nữ nhấp một ngụm cà phê, trầm ngâm gật đầu: “Cà phê hôm nay em mời. Cảm ơn anh bận rộn như thế nhưng vẫn dành thời gian đến gặp em”. Bạn ấy cảm thấy như mình vừa bị ăn một cái bạt tai, vừa xấu hổ vừa chán nản hỏi: “Có phải do anh đến muộn không?” Bạn nữ trả lời: “Còn em đến từ một giờ trước”.

Có người nói, chỉ đến muộn vài phút, có cần hành xử đến mức vậy không?

Cần!

Bên nữ rất coi trọng buổi hẹn này nên đến sớm hơn hẳn một tiếng, nhưng đằng trai không đến sớm được dù chỉ là 5 phút. Sai một ly đi một dặm.

Năm phút chỉ là một giọt nước trong bể thời gian cuộc đời bạn, nhưng năm phút này có thể quyết định tầm cao của cuộc đời bạn. Nếu nắm bắt được năm phút hoàng kim này, mỗi bước bạn đi có thể trở nên vững vàng và kiên định hơn. Thay vì để người khác đợi bạn năm phút, hãy đến sớm hơn họ năm phút.

2. Luôn đến sớm hơn 5 phút là một sự đảm bảo

Đã trải qua vô số kỳ thi lớn nhỏ, nhưng có bao giờ bạn tự hỏi: Tại sao mỗi lần phát đề lại phải phát trước 5 phút không? Thầy cô vừa phát giấy thi, vừa nhấn mạnh rằng “không được làm trước cho đến khi có trống thông báo làm bài.”

Có một số người mạo hiểm quy phạm quy tắc, chỉ muốn nôn nóng làm bài, vì họ nghĩ rằng như vậy là thông minh. Tuy nhiên, một giáo viên lâu năm từng chia sẻ: “Theo kinh nghiệm nhiều năm trông thi của tôi, việc vội vã làm trước một số câu hỏi không mang lại cho thí sinh lợi thế trong kỳ thi là bao”.

Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao phải phát đề thi trước, và 5 phút đó có thể làm được gì?

“Có rất nhiều việc phải làm trong 5 phút này: Kiểm tra lại giấy kiểm tra và phiếu trả lời có bị in thiếu hay mờ không, dụng cụ làm bài có đầy đủ hay không. Nếu giữa chừng làm bài mới phát hiện ra thì công sức trước đó có thể sẽ phải bỏ đi hết” – Thầy nhấn mạnh.

Năm phút là hạt muối bỏ biển, năm phút cũng là tầm nhìn xa trông rộng. Những người không biết tính toán chu toàn và tham lam nhất thời thường là những người làm hỏng việc lớn.

Có một nhà văn từng nói: “Những khoảng trống vụn vặt nếu biết sử dụng một cách thông minh thì có thể trở thành thời gian hoàn chỉnh.” Cái gọi là “tích tiểu thành đại” cũng vậy, bỏ lỡ một ngày rất dễ, nhưng muốn tìm lại thì là điều không thể.

3. Luôn đến sớm hơn 5 phút hình thành nên thói quen

Người ta nói rằng tập đoàn Vạn Đạt có một luật bất thành văn: Trong tất cả các cuộc họp, cấp dưới phải đến sớm hơn cấp trên 5 phút. Có lần, một phó chủ tịch Vạn Đạt tham gia cuộc họp hội đồng quản trị, ông đến phòng họp đúng giờ, nhưng tất cả các cổ đông đều nhìn ông với ánh mắt khác thường, khiến ông nổi da gà. Lần thứ hai, ông đến phòng họp sớm hơn vài phút, nhưng vẫn bị mọi người “theo dõi”.

Sau đó, một đồng nghiệp đã nói với ông về “quy tắc ngầm” này: Bất kể cuộc họp lớn hay nhỏ, cấp dưới phải tới sớm hơn cấp trên 5 phút.

Một phóng viên từng mô tả trải nghiệm của anh ấy khi gặp Bill Gates: “Lịch trình của Gates giống như lịch trình của Tổng thống Mỹ vậy, nhiều việc được quyết định chỉ trong vòng 5 phút, còn một số cuộc họp ngắn, hệt như bắt tay mọi người, chỉ được tính bằng giây”.

Cuộc sống thường ngày của chúng ta có thể không cần quá chính xác, nhưng chuẩn bị sớm luôn chỉ có lợi mà không có hại. Bởi vì “Trong 30 năm đầu đời, bạn hình thành thói quen; trong 30 năm cuối đời, thói quen quyết định cuộc đời bạn”.

Source: cafebiz.net